Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 (Ảnh Internet)
Về vấn đề này, HOA NHUT LAW trả lời như sau:
Ngày 29 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các mục tiêu trong việc thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 như sau:
* Cho mục đích tổng hợp
Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững và hội nhập; nâng cao khả năng chấp nhận rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các thành phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế; duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh và tài chính bền vững; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường liên kết, hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán các nước phát triển.
* Đối với mục tiêu cụ thể
– Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và 120% GDP vào năm 2030. Dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP) vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP) vào năm 2030; thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng bình quân khoảng 20% - 30%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030.
– Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Nâng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư tổ chức phi ngân hàng lên 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.
– Nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức trung bình khu vực Đông Nam Á; áp dụng thông lệ tốt về chuẩn mực môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (chuẩn ESG) tại các Sở Giao dịch Chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo hướng phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế.
– Hoàn thành việc phân loại cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán vào năm 2025.
– Phấn đấu đến năm 2025, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo chuẩn mực phân loại thị trường chứng khoán của các tổ chức quốc tế.
– Chủ động hội nhập vào thị trường tài chính, chứng khoán thế giới, đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị rủi ro, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; phấn đấu đến năm 2025 đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
Triển vọng phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 – Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030; trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 và đồng bộ với chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan. – Phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính đất nước, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cơ cấu lại thị trường chứng khoán để hoàn thiện cơ cấu thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. – Tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán về quy mô, tập trung nâng cao chất lượng thị trường, tăng cường năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các tổ chức tham gia thị trường; chú trọng đổi mới, ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tiên tiến, khai thác hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ, tiếp cận thông lệ, chuẩn mực quốc tế. – Nhà nước quản lý, giám sát thị trường chứng khoán bằng pháp luật; tăng cường quản lý, giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn thị trường; phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp về chứng khoán; bảo đảm các đối tượng tham gia thị trường tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp. |
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!