Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì phiên họp ngày 24 tháng 11 năm 2023.
Buổi sáng
1. Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi); sau đó Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi). Kết quả như sau: Có 473 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,75% tổng số đại biểu Quốc hội); Có 468 đại biểu tán thành (bằng 94,74% tổng số đại biểu Quốc hội); Có 02 đại biểu không tán thành (bằng 0,40% tổng số đại biểu Quốc hội); Có 03 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,61% tổng số đại biểu Quốc hội).
2. Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đường bộ. Tại phiên thảo luận, có 24 đại biểu phát biểu và 01 đại biểu tranh luận; trong đó, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng Luật Đường bộ, cấu trúc và nhiều nội dung của dự thảo Luật. Ngoài ra, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung sau: Tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; giải thích thuật ngữ; quy hoạch hệ thống đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ; đất dành cho bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng đường bộ; hành lang an toàn giao thông; đầu tư xây dựng đường bộ; hoạt động vận tải đường bộ; chính sách phát triển đường bộ; hệ thống giao thông thông minh; cơ sở dữ liệu đường bộ; phân loại đường bộ theo cấp quản lý và chức năng phục vụ; đường nông thôn, đường đô thị và đường địa phương; đặt tên, đánh số đường bộ; xây dựng và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; đầu tư xây dựng, phát triển đường cao tốc; Trung tâm quản lý, khai thác đường cao tốc quốc gia; xây dựng các công trình trên các tuyến đường đã khai thác; xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện trong phạm vi bảo vệ công trình đường bộ đã khai thác; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đường bộ; sửa đổi, bổ sung Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí, lệ phí số 97/2015/QH13; quy định chuyển tiếp… Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo rà soát cụ thể để tránh chồng chéo giữa Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có bài phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều
1. Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Quản lý, Bảo vệ công trình quốc phòng và Khu quân sự; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, Bảo vệ công trình quốc phòng và Khu quân sự. Kết quả như sau: Có 471 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,34% tổng số đại biểu Quốc hội); Có 470 đại biểu tán thành (bằng 95,14% tổng số đại biểu Quốc hội); Có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,20% tổng số đại biểu Quốc hội).
2. Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tại phiên thảo luận, có 22 đại biểu phát biểu và 6 đại biểu tranh luận; trong đó, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ngoài ra, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung sau: Tên gọi, cấu trúc, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; giải thích thuật ngữ; Chính sách của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ; Cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông đường bộ; Hành vi bị nghiêm cấm; Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Phương tiện được ưu tiên tham gia giao thông; Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Sử dụng đèn tín hiệu khi tham gia giao thông; Tuổi xe cơ giới; Chấp hành biển báo hiệu đường bộ; Trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô chở khách; Trách nhiệm của lái xe chở hàng bằng ô tô; Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe buýt trường học; Thời giờ làm việc của lái xe ô tô kinh doanh, xe ô tô vận tải nội địa; Xử lý tình huống bất ngờ gây mất an toàn giao thông trên đường bộ; Nhường đường tại ngã tư; Giấy phép lái xe; Vấn đề hiện đại hóa hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông; ngày có hiệu lực của Luật… Một số đại biểu đề xuất Ủy ban soạn thảo cần rà soát, bãi bỏ những quy định thủ tục hành chính không cần thiết để tăng tính khả thi của Luật.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã có bài phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu.
Thứ Hai, ngày 27 tháng 11 năm 2023: Buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân và Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường: Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Báo cáo của Chính phủ về sơ kết tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)./.
Theo Cổng thông tin điện tử của Quốc hội
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!
- Những Ngôi Sao Xa Xôi: Một Bức Tranh Về Tình Đồng Đội Và Chiến Tranh
- Mẫu bài phát biểu đại diện họ nhà gái trong đám cưới hay nhất
- Đặt tên con trai họ Huỳnh hay và ý nghĩa hợp với mệnh tuổi bố mẹ nhất 2024
- Giá thịt hươu bao nhiêu tiền 1kg hiện nay? (Cập nhật giá 2024)
- Quy định mới về mức lương của giáo viên dự bị đại học từ ngày 15/01/2024