Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của sesua.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "sesua.vn". (Ví dụ: vong tay tram huong sesua.vn). Tìm kiếm ngay
7 lượt xem

Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội hiếp dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp, tội bắt cóc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:a) Điều 143 (tội hiếp dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);b) Điều 170 (tội tống tiền); Điều 171 (tội cướp giật); Điều 173 (tội trộm cắp); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); e) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc cho sử dụng công cụ, thiết bị, phần mềm nhằm mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình máy tính gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hoại công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Như vậy, pháp luật không quy định hình phạt đối với người phạm tội dưới 14 tuổi, do đó người phạm tội dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tội phạm dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (Ảnh từ Internet)

Nên áp dụng biện pháp giáo dục nào đối với người dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội?

Theo Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định như sau:

Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm cố ý rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm cố ý nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã bị xử phạt vi phạm hành chính hai lần và đã lập biên bản vi phạm hành chính lần thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi sau đây: gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.

Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 47 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 quy định:

READ  Uống Nước Củ Ráy Có Tác Dụng Gì? Những Lợi Ích Và Lưu Ý Quan Trọng

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, phường, thị trấn….

Như vậy, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm có thể bị áp dụng các biện pháp giáo dục sau đây:

– Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu hành vi có dấu hiệu của tội cố ý rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nếu thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Cha mẹ của người phạm tội dưới 14 tuổi có trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015, có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại phải tự bồi thường.2. Người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cha mẹ còn sống thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường và người chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu tài sản của người đó không đủ để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn lại bằng tài sản của mình….

READ  63 ở đâu? Tỉnh nào sử dụng biển số 63?

Điều 599 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian do trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý1. Trường hợp người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian do trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại.2. Trường hợp người không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian do bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại.3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha mẹ hoặc người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Theo đó, nếu người dưới 14 tuổi gây thiệt hại nhưng có cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn lại, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện hoặc pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện hoặc pháp nhân đó phải bồi thường thiệt hại gây ra.

+ Trường học, bệnh viện và các pháp nhân khác theo quy định không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Chia sẻ của Luật sư Phan Hoa Nhựt trên VTV9: https://vtv.vn/video/cung-xem-cung-nghi-18-01-2024-659517.htm

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!