Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của sesua.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "sesua.vn". (Ví dụ: vong tay tram huong sesua.vn). Tìm kiếm ngay
5 lượt xem

Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2023-2024 tại TPHCM

Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2023-2024

Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2023-2024 (Hình từ internet)

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ban hành Hướng dẫn 6311/HD-SGDĐT năm 2023 về công tác thi đua khen thưởng năm học 2023-2024.

Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2023-2024

Theo đó, nguyên tắc và nội dung thi đua khen thưởng năm học 2023-2024 như sau:

Nguyên tắc thi đua khen thưởng năm học 2023-2024

1. Công tác thi đua được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ kết quả phong trào thi đua; thành tích trong các phong trào thi đua. Các cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận danh hiệu thi đua; tập thể có cá nhân bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên không được xét thi đua.

3. Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phạm vi ảnh hưởng của thành tích là căn cứ để xét công nhận danh hiệu thi đua và xét khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khen thưởng quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Đối với hình thức khen thưởng cấp Thành phố và khen thưởng cấp Nhà nước: việc đánh giá, công nhận thành tích và đề nghị cấp trên khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

5. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

6. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tập thể, cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ của cơ quan có thẩm quyền.

7. Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng hình thức đó, không đề nghị tặng hai loại Huân chương hoặc tặng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cùng một thành tích.

8. Khi xét khen thưởng cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo, quản lý.

9. Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

Nội dung thi đua khen thưởng năm học 2023-2024

Năm học 2023 – 2024 ngành Giáo dục Thành phố tiếp tục thực hiện chủ đề thi đua: “Chuyển đổi số giáo dục – Từ cốt lõi đến toàn diện”.

Toàn ngành Giáo dục tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố; triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các Đề án, Nghị quyết quan trọng được Lãnh đạo Thành phố thông qua; tiếp tục triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, sách giáo khoa mới theo lộ trình; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 87/NQ-CP năm 2023 và Nghị quyết 98/2023/QH15.

READ  Lịch Dương 2024 - Lịch Âm 2024: Tra cứu đầy đủ từ 01/01 đến 29/12 âm lịch

Trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành Giáo dục Thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 cụ thể như sau:

1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục và đào tạo (GDĐT); tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy và học trực tuyến, trên truyền hình và kiểm tra, đánh giá.

Thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GDĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025”.

Đẩy mạnh triển khai văn phòng điện tử đến các cơ sở giáo dục, thực hiện văn bản điện tử trong công tác quản lý, điều hành của ngành GDĐT. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ (như trợ lý ảo, trả lời tự động); phát triển nền tảng dùng chung giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành giáo dục, gồm bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của GDPT và giáo dục thường xuyên; kho học liệu được xây dựng theo một bộ tiêu chí cụ thể, đảm bảo chất lượng và đạt chuẩn. Nền tảng kết nối chia sẻ được thiết kế và phát triển trên những chuẩn kết nối quốc tế, đảm bảo khả năng tích hợp liên nền tảng, nâng cao khả năng chịu tải, năng lực đáp ứng truy cập của hệ thống.

Phát triển, ứng dụng nền tảng số dạy và học trực tuyến với các tính năng tiên tiến hỗ trợ học tập cá thể hóa và tăng cường trải nghiệm; tăng cường kiểm tra, thi trên máy tính và thi trực tuyến; kết nối nền tảng dạy học trực tuyến với nền tảng quản trị nhà trường và mạng IoT, thiết lập hệ sinh thái chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục.

Triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; đảm bảo kết nối, báo cáo liên thông dữ liệu từ cơ sở giáo dục với hệ thống cơ sở dữ liệu Thành phố, cơ sở dữ liệu toàn quốc của ngành giáo dục.

Về dữ liệu đảm bảo đầy đủ các tiêu chí “sống, sạch, đủ, đúng”. Hoàn thành dữ liệu toàn ngành.

2. Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, thể hiện trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường.

3. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Tiếp tục triển khai kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Triển khai các kế hoạch, đề án, chính sách phát triển giáo dục mầm non. Phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; quan tâm đến hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn và vùng có khu công nghiệp; đẩy mạnh công tác truyền thông phổ biến kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

READ  Giá trị sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024

4. Triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11; tham mưu lựa chọn sách giáo khoa theo lộ trình; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện tốt nhất Chương trình GDPT 2018.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học. Tiếp tục mở rộng mô hình trường học chất lượng cao “trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. Đẩy mạnh tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam.

5. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 và Quyết định 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

6. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Chương trình “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”; Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 – 2030”; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình thực hiện chương trình hành động “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học” gắn với việc xây dựng văn hóa học đường. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp và tham dự Hội khỏe Phù Đổng lần thứ 10 năm 2024.

7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non và GDPT. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ngành GDĐT Thành phố. Rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới trường học, thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, phối hợp với các sở, ngành tham mưu trình cấp thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Tăng cường kiểm tra công tác đầu tư, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của các cơ sở.

8. Đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình GDPT 2018.

READ  Tổng hợp Công thức tính diện tích, chu vi, thể tích hình các cơ bản

Sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm hợp lý, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và Tin học để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; nghiên cứu tham mưu xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn tuyển dụng giáo viên và hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm công tác.

9. Tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực GDĐT: Tiếp tục củng cố và duy trì hợp tác quốc tế với các tổ chức ngoại giao, tổ chức, đơn vị giáo dục quốc tế có uy tín trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của ngành GDĐT; Chủ động tìm kiếm các đối tác tiềm năng, có khả năng hỗ trợ về tiềm lực, tư vấn hướng phát triển hợp tác trong xây dựng các chương trình giáo dục, hợp tác quốc tế, đặc biệt là xây dựng thành công Chiến lược phát triển GDĐT Thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2045.

10. Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành; phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Triển khai và tham gia phong trào “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030”; phong trào thi đua năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, vì sự phát triển của Thành phố; phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

Thực hiện tốt các chính sách về thi đua, khen thưởng nhằm thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng, tôn vinh các mô hình hay, những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành.

Tập trung thực hiện các công trình thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025):

– Chương trình giáo dục thông minh: Hoàn thiện “Nội dung Giáo dục thông minh trong Giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên theo hướng hiện đại”; Công trình 100% cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố hoàn thiện hệ thống giáo dục số; Công trình xây dựng 50 trường học số.

– Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực: Xây dựng định hướng chiến lược phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á nhằm thu hút người học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Thành phố giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn 2045.

– Công trình xây dựng 4.500 phòng học: Đầu tư, chuẩn hóa và hiện đại cơ sở vật chất, góp phần thực hiện thành công chương trình GDPT 2018, nâng cao các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trên địa bàn và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới; Phấn đấu giai đoạn 2023 – 2025 toàn Thành phố đạt mục tiêu thực hiện công trình xây dựng 4.500 phòng học mới đưa vào khai thác sử dụng.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!