Đến năm 2025, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự (Ảnh Internet)
Về vấn đề này, HOA NHUT LAW trả lời như sau:
Ngày 14 tháng 11 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1343/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc phòng toàn dân đến năm 2030 và những năm tiếp theo. (Chiến lược)
Đến năm 2025, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự.
Cụ thể, các mục tiêu trong “Chiến lược quốc phòng toàn dân đến năm 2030 và những năm tiếp theo” được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ như sau:
(1) Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống, phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Mục tiêu cụ thể
– Đến năm 2025
+ Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, năng lực, kỹ năng ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa cho các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân.
+ Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng thủ dân sự và cơ chế, chính sách về phòng thủ dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
+ Hoàn thiện hệ thống tổ chức phòng thủ dân sự từ Trung ương đến địa phương và các cơ quan, đơn vị, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả; xây dựng cơ chế hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể.
+ Tổ chức rà soát quy hoạch, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương phù hợp với đặc điểm vùng, miền, lĩnh vực và bảo đảm tính khả thi.
+ Hoàn thiện các công trình thiết yếu theo phương án xây dựng hệ thống phòng thủ dân sự tại các vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.
– Đến năm 2030 và sau đó
+ Tiếp tục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa cho cộng đồng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự các cấp.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, công trình trọng điểm về quốc phòng toàn dân, bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do sự cố, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa gây ra, nâng cao năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh.
+ Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, dự án khai thác, sử dụng công trình ngầm, công trình dân dụng, công trình phòng thủ dân sự; hợp nhất các khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
Hoàn thành xây dựng các công trình phòng thủ dân sự tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai; hoàn thành việc đăng ký, thống kê các công trình lưỡng dụng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, sẵn sàng trưng dụng cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi có tình huống.
+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện trang thiết bị cho lực lượng chuyên trách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, kết hợp với nâng cao năng lực lực lượng tại chỗ, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”.
+ Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng vào thực tế bộ tiêu chí năng lực phòng ngừa thảm họa chiến tranh cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội lớn, trọng điểm.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!
- Nghề giáo viên là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề giáo viên
- Cách trang trí sơ đồ tư duy đẹp đơn giản chi tiết nhất từ A- Z dễ nhớ
- 20+ Cách vẽ vương miện đẹp đơn giản siêu sang trọng, xa hoa
- Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chi tiết nhất
- Lòng bò xào với gì ngon? TOP 6 món lòng bò xào ngon hấp dẫn