Hướng dẫn lập dự toán ngân sách để tinh giản biên chế (Ảnh từ internet)
Đề xuất hướng dẫn lập ngân sách tinh giản biên chế
Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Do đó, Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
Bao gồm hướng dẫn về lập ngân sách để tinh giản biên chế.
Cụ thể, hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước thực hiện chủ trương tinh giản biên chế như sau:
(1) Đối với các bộ, cơ quan trung ương:
Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế (bao gồm số lượng đối tượng tinh giản biên chế và mức phụ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP); kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm sau theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, chỉ đạo Vụ Kế hoạch tài chính trực thuộc xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trong dự toán ngân sách hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương.
(2) Đối với địa phương:
Căn cứ vào tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế (bao gồm số lượng đối tượng tinh giản biên chế và mức phụ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP), kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm sau theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, các địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm, trong đó lồng ghép vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Đề xuất ngân sách tinh gọn biên chế trong các cơ quan Đảng và Nhà nước
Dự thảo Thông tư nêu rõ nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã. Theo đó, kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được thực hiện như sau:
(1) Đối với các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan khác đang áp dụng cơ chế đặc biệt (trường hợp quy định về cơ chế đặc biệt có bao gồm kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế: Cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội): Sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
(2) Đối với các cơ quan còn lại:
– Các cơ quan, đơn vị sử dụng dự toán ngân sách hằng năm (ngoài ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định) và nguồn thu của đơn vị được giữ lại để sử dụng theo quy định (đối với đơn vị có nguồn thu) để chi các chế độ sau:
+ Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương hiện hưởng theo quy định;
+ Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế trong độ tuổi theo quy định có nguyện vọng đi đào tạo nghề trước khi thôi việc;
+ Tiếp tục trả lương trong thời gian học nghề và trợ cấp chi phí học nghề cho người trong độ tuổi đi học nghề.
– Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách còn lại theo nguyên tắc sau:
+ Đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, thực hiện chế độ, chính sách như đối với công chức theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng một số loại công việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý. Ngân sách trung ương bảo đảm bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương);
+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được hưởng chế độ, chính sách như đối với công chức theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc địa phương quản lý, ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và bố trí từ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị. Các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào nhu cầu kinh phí hằng năm để thực hiện cải cách tiền lương;
+ Đối với đối tượng là người lao động không chuyên trách tại cấp xã, thôn, tổ dân phố theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP: Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được bố trí từ ngân sách thực hiện chính sách cải cách tiền lương của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!
- Cách vẽ chân dung đẹp lớp 8 từ đơn giản cơ bản đến nâng cao
- Cách tra cứu phạt nguội khi tham gia giao thông trên tuyến đường có camera?
- Cân bằng phản ứng sau Al + Cl2 → AlCl3
- Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu? Địa chỉ, thủ tục và lệ phí
- Đã có Quy định 124-QĐ/TW về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm trong hệ thống chính trị