Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của sesua.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "sesua.vn". (Ví dụ: vong tay tram huong sesua.vn). Tìm kiếm ngay
3 lượt xem

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tăng cường công tác cải cách hành chính

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tăng cường cải cách hành chính (Ảnh từ Internet)

Về vấn đề này, HOA NHUT LAW trả lời như sau:

Ngày 02/11/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Chỉ thị số 08/CT-BGTVT về tăng cường cải cách hành chính của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tăng cường cải cách hành chính

Theo đó, để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay 17 nhiệm vụ chung sau:

(1) Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, chịu trách nhiệm về kết quả cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Lấy việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của công chức, viên chức, nhất là đối với lãnh đạo.

(2) Rà soát từng nội dung, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hằng năm và giai đoạn 2020-2025 của cơ quan, đơn vị; qua đó đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tiến độ, chất lượng cụ thể của từng công việc, nhiệm vụ đến thời điểm hiện tại;

Đối với những công việc/nhiệm vụ chưa đạt tiến độ, chất lượng, phải có biện pháp khắc phục ngay; phân công rõ ràng, gắn trách nhiệm của từng cá nhân; bố trí đủ nguồn nhân lực (cả về số lượng và chất lượng) để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cải cách hành chính; tăng cường tự kiểm tra nội bộ, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết quả cải cách hành chính của từng đơn vị, cá nhân.

READ  Quy định xuất hoá đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu

(3) Triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tập trung khắc phục ngay những thiếu sót khi phát hiện.

(4) Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý, giải quyết văn bản đến các cơ quan, đơn vị, nhất là việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến ​​nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính cũng như nhiệm vụ được giao, bảo đảm thời hạn xử lý, giải quyết theo quy định; người đứng đầu thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp.

(5) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức, văn hóa phục vụ nhân dân.

(6) Về việc chấm điểm và xác định chỉ số cải cách hành chính hằng năm: Phân công công chức có năng lực, trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ xác minh. Đối với nội dung bị trừ điểm (hoặc không có điểm), các cơ quan, đơn vị có liên quan cần báo cáo rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân và giải pháp khắc phục.

(7) Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp, phân quyền, đánh giá tác động chính sách và tham vấn các đối tượng thực hiện trong quá trình xây dựng thể chế.

Xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến ​​nghị của người dân, doanh nghiệp; không để tình trạng kéo dài, gây lãng phí, mất công sức, thời gian đi lại cũng như ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

(8) Thực hiện việc thông báo, công khai thủ tục hành chính theo quy định; đồng bộ 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia và công khai quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

READ  Cách tính delta và delta phẩy của phương trình bậc hai

Số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính được tổng hợp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính là căn cứ để đánh giá năng suất lao động, phê duyệt biên chế và bố trí biên chế của các cơ quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

(9) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.

Thực hiện báo cáo của người đứng đầu và xin lỗi người dân, doanh nghiệp đối với các trường hợp chậm trễ, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định; định kỳ công khai kết quả đánh giá Chỉ số chỉ đạo, điều hành, đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và danh sách cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị gây chậm trễ theo quy định.

Xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, văn bản, yêu cầu không đúng quy định hoặc nhiều lần chậm trễ trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

(10) Tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở kết nối điện tử và tái sử dụng dữ liệu để xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm.

(11) Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định, gắn số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ.

READ  10 Mẫu bài thuyết trình cắm hoa ngày 20/10 ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc

(12) Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông. Đặc biệt, cần rà soát, hoàn thiện việc công khai quy trình nội bộ, quy định rõ thời hạn, trách nhiệm giải quyết từng bước, từng khâu đối với thủ tục hành chính liên thông giữa cơ quan trung ương và địa phương.

(13) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), tập trung hoàn thành tháo gỡ các “điểm nghẽn” theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(14) Triển khai các giải pháp phù hợp để huy động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động tham gia triển khai nội dung chuyển đổi số trong thủ tục hành chính.

(15) Chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận một cửa theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(16) Có cơ chế, chính sách phù hợp, ưu tiên bố trí đủ nguồn nhân lực, ngân sách hằng năm để triển khai nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(17) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện việc tích hợp, đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh đối với các dịch vụ công thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước các cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ cung cấp trên môi trường mạng.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!