07 nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số (Ảnh internet)
Ngày 26 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
07 nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số
(1) Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật về chuyển đổi số ở trung ương và địa phương theo quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có sự phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương và địa phương, trong đó xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan nhà nước thực hiện; nhiệm vụ của cơ quan nhà nước thực hiện, dịch vụ gia công do doanh nghiệp cung cấp; nhiệm vụ của cơ quan nhà nước thực hiện, huy động sự tham gia của xã hội.
(2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương
– Tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
+ Tăng cường triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; bố trí các đơn vị, đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị;
+ Tăng cường biên chế từ nguồn biên chế được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số; vận hành cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin, hạ tầng số, nền tảng số, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho các bộ, ngành, lĩnh vực.
– Tại Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Tăng cường triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành, địa phương; bố trí các sở, ban, ngành, đầu mối triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị;
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường biên chế từ nguồn biên chế tại chỗ cho các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin và bổ sung kịp thời nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số; quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số; vận hành cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin, hạ tầng số, nền tảng số và bảo đảm an ninh thông tin mạng, an ninh mạng tại địa phương;
+ Kiện toàn các phòng chuyên môn, nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác tham mưu, quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bảo đảm an toàn thông tin mạng tại địa phương.
– Tại Ủy ban nhân dân huyện
+ Bố trí một phòng, đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Tăng cường vai trò, nhiệm vụ, biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số tại địa phương.
– Tại UBND xã: Quan tâm, đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trong phạm vi quản lý của xã. UBND xã bố trí cán bộ, công chức tham gia Mạng lưới chuyển đổi số.
(3) Xây dựng, phát triển, phổ biến nền tảng số, bộ công cụ số để sử dụng trên toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số, bộ công cụ: đào tạo, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, lấy ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng.
(4) Tăng cường vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Ban Chỉ đạo).
– Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai kế hoạch hành động chuyển đổi số của các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm kết quả cụ thể, đột phá, thiết thực;
– Các đơn vị phụ trách công nghệ thông tin và chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; chủ động tham mưu, đôn đốc, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
(5) Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về nguồn nhân lực chuyển đổi số
– Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cho nguồn nhân lực chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở;
– Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; tổ chức và duy trì hoạt động của các điểm đầu mối chuyển đổi số, nhóm công nghệ số cộng đồng; tổ chức và duy trì diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số;
– Thu hút, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước hoặc thuê tư vấn thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Nghiên cứu, phát triển, phổ biến nền tảng học tập trực tuyến nhằm nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, phát triển kỹ năng số cho từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước theo hướng tự học, tự kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ, chứng nhận theo quy định.
(6) Xây dựng và thúc đẩy hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở.
– Bộ Thông tin và Truyền thông (Cơ quan Chuyển đổi số quốc gia) là cơ quan điều phối chung Mạng lưới chuyển đổi số.
– Các thành viên của Mạng lưới chuyển đổi số bao gồm:
+ Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Đơn vị, đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Các sở, ban, ngành, đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Cán bộ, công chức được Ủy ban nhân dân cấp xã phân công tham gia Mạng lưới chuyển đổi số;
+ Các thành viên của Nhóm Công nghệ số cộng đồng;
+ Lãnh đạo, cán bộ các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước được phân công tham gia Mạng lưới chuyển đổi số.
– Thúc đẩy hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số:
+ Tổ chức các cuộc họp của Mạng lưới chuyển đổi số; các hội thảo, hội nghị nhằm cung cấp, trao đổi, cập nhật thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số;
+ Tăng cường trao đổi, làm việc, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đôn đốc, phối hợp thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số;
+ Nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và thúc đẩy việc sử dụng các nền tảng số trong hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số;
+ Các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty trong Mạng lưới chuyển đổi số hỗ trợ chuyên gia, nhân lực tham gia hoạt động nghiên cứu, tư vấn, chuyển đổi số của cơ quan nhà nước; thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty trong Mạng lưới chuyển đổi số tiếp cận các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp;
+ Tôn vinh và nhân rộng các mô hình thành công của các tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số.
(7) Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án và Mạng lưới chuyển đổi số, tạo không khí cạnh tranh trong triển khai chuyển đổi số và các nội dung của Đề án.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: sesua.vn là website tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn,Vui lòng gửi email cho chúng tôi nếu có bất cứ vi phạm bản quyền nào! Xin cám ơn!